“Thiên hữu kỳ khí, địa hữu kỳ thế, nhân cư kỳ vị” – Lời cổ nhân dạy rằng, mọi vùng đất đều được thiên nhiên phú bẩm linh khí, hình thế, và con người cần lĩnh hội để nương nhờ mà sinh tồn, hưng thịnh. Vĩnh Yên, nơi trung tâm huyệt mạch của tỉnh Vĩnh Phúc, mang địa thế toạ Sơn hướng Thuỷ, giao hội long mạch từ núi non trùng điệp Tam Đảo và thủy mạch sông Hồng bao bọc.
Địa Thế Long Mạch Vĩnh Yên
Pháp tự nhiên sinh mà vận hành thiên địa, địa thế thành hình mà kết tụ cát hung, Vĩnh Yên từ thưở sơ khai đã hội tụ tinh hoa của sông núi, đất trời. Nay xin diễn bày về long mạch địa thế vùng này, lấy sông núi làm chủ đạo, hướng dẫn quý vị tường tận bản mạch của đại địa.
Cách cục Phong thuỷ của vùng đất Vĩnh Yên.
Tam Đảo làm Sơn, núi đồi bao bọc:
Tam Đảo tọa Đông Bắc, tựa như bức bình phong che chắn đại cục. Núi dãy dài, cao vững, tựa hổ phục long bàn. Từ Tam Đảo, các chi mạch lan tỏa xuống đồng bằng, hình thành thế “Thanh Long hí thủy”.
Dòng thủy mạch phía Tây Nam:
Sông Phó Đáy, nhánh của sông Lô, như dải lụa mềm mại uốn quanh đất Vĩnh Yên. Phía xa, dòng sông Hồng chảy từ Tây Bắc xuống Đông Nam, là huyết mạch lớn, tạo thế bao bọc, chở che.
Thế núi và đồng bằng phối hợp:
Đồng bằng Vĩnh Phúc mở rộng, đất đai trù phú, hình thế phẳng mà không trơ, thấp mà không úng. Đây là thế “tụ thủy dưỡng khí”, rất lợi cho sinh cư, canh tác.
Long Mạch Chủ: Dãy Tam Đảo
Tam Đảo là chủ Sơn toạ phương vị Đông Bắc, tựa một con rồng lớn uốn lượn. Vùng Tam Đảo là long mạch chủ của khu vực, thuộc đại long của dãy Hoàng Liên Sơn chạy xuống. Long mạch này kết huyệt tại vùng trung tâm Vĩnh Yên, giao nhau giữa núi non và đồng bằng, là nơi “khí tụ nhi bất tán” – khí tụ mà không phân tán.
Trong đó:
- Núi Thạch Bàn là đầu rồng, cứng rắn mà uy nghiêm, như bậc quân vương trấn giữ phương trời.
- Núi Thiên Thị là mắt rồng, nhìn thấu thiên địa, nơi hội tụ linh khí đất trời.
- Núi Phù Nghĩa là mình rồng, nơi long khí phát tán, chở che vạn vật.
Tam Đảo không chỉ là sơn long vững chãi mà còn là bức bình phong ngăn chặn hung sát từ phương Đông Bắc tràn xuống, giữ cho Vĩnh Yên bình yên, cát lợi. Dãy núi với ba đỉnh chính tạo hình thế “Tam Sơn trấn thủy”, giúp khí tụ, ngăn hung sát.
Huyệt mạch chính yếu:
Trung tâm Vĩnh Yên chính là huyệt mạch chính. Nơi đây, thế đất cao ráo, bốn bề thông thoáng, nước từ sông Phó Đáy tụ lại ở phía Nam, hình thành thế “thủy tụ minh đường”.
Địa khí luân chuyển:
Từ Tam Đảo, địa khí di chuyển qua các dãy núi nhỏ như núi Sáng, núi Mỏ Quạ, rồi hội tụ tại đồng bằng Vĩnh Yên, tạo thế “long tụ thủy phù”.
Thủy Mạch Chính: Các Dòng Sông Chính
Vĩnh Yên được sông núi che chở, thuỷ mạch dòng sông chính chảy vững vàng từ Tây Bắc xuống Đông Nam, thuỷ mạch dòng sông phụ chảy từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Trong đó:
Tụ Khí Long Huyệt: Hồ và Núi
Hồ Điều Hoà Star Dic – Là hồ nhân tạo, nơi huyệt tụ trong lòng dự án KĐT Nam Vĩnh Yên theo trục đồi Cảnh Quan thuộc dự án KĐT Nam Vĩnh Yên – Toạ Đông Bắc hướng Tây Nam, đây là vị trí trong trục huyệt Giếng Mắt Ngọc. Điều hoà của cả khu dân cư trong KĐT, gia tăng thuỷ khí tụ tài lộc, giúp cho sinh khí của vùng tốt lên.
Các ngọn núi xung quanh như:
Địa Mạch Từ Đông Bắc Đến Tây Nam
- Phương Đông Bắc: Khí dương phát khởi, núi Tam Đảo dựng thành bức tường long mạch, dòng nước từ sông Lô và sông Cà Lô hợp khí, tạo nên thế “Sơn thủy tương giao.”
- Phương Tây Nam: Là nơi khí âm tụ hội, sông Hồng làm mạch chính, sông Đáy và hồ Đại Lải giữ vai trò điều tiết, giúp cân bằng âm dương, tạo sự sinh sôi nảy nở.
- Tâm Điểm: Vĩnh Yên: Nằm giữa các thế núi, sông, và hồ, tựa như viên minh châu đặt trên bàn tay rồng. Khí huyết tụ tại đây, tạo nên địa thế quý hiếm, là nơi lý tưởng để cư dân an cư lạc nghiệp.
Liên kết địa mạch thành đại cục hoàn chỉnh
Tam Đảo – Đầm Vạc – Đại Lải:
Đây là trục sơn – thủy quan trọng nhất của Vĩnh Yên. Tam Đảo mang vai trò “sơn căn” (gốc núi), tạo thế vững chãi. Đầm Vạc là “minh đường” – nơi tụ khí. Đại Lải là vùng thủy khí điều hòa bổ trợ.
Núi Đinh – Núi Quyết:
Hai ngọn núi phối hợp tạo thành “thanh long bạch hổ”, bảo vệ đại cục từ Đông sang Tây, giữ cho khí mạch luôn ổn định.
Sông Phan – Sông Phó Đáy:
Hệ thống sông chính và sông phụ liên kết thành mạng lưới thủy mạch, giúp vận chuyển tài khí và năng lượng sống.
Ứng dụng phong thuỷ vào quy hoạch và phát triển
Quy hoạch đô thị trung tâm:
Khu vực Đầm Vạc cần được bảo tồn, tránh xây dựng ồ ạt làm phá vỡ thế “tụ thủy”.
Nên phát triển các khu hành chính và công trình văn hóa quanh Đầm Vạc, tận dụng thế “huyệt tụ khí”.
KĐT Nam Vĩnh Yên:
Bảo tồn khu đồi cảnh quan, gia tăng cây xanh (công viên), điều này giúp cho Tp. Vĩnh Yên có nhiều luồng sinh khí hơn.
Phát triển du lịch:
Hồ Đại Lải và núi Tam Đảo là hai trọng điểm du lịch. Cần giữ gìn hệ sinh thái, kết hợp du lịch sinh thái và tâm linh để thu hút nhân khí.
Bảo vệ hệ thống thủy mạch:
Sông Phan và sông Phó Đáy cần được duy trì sạch sẽ, không bị ngăn dòng, để khí trường không bị tắc nghẽn.
Tăng cường cây xanh và không gian mở:
Các khu vực quanh Núi Đinh, Núi Quyết nên trồng thêm rừng, tạo “mộc khí” để hỗ trợ cân bằng âm dương toàn vùng.
Kết Luận
“Nhân tại địa linh nhi phú quý, địa tại long mạch nhi an bình.” Vĩnh Yên là vùng đất được trời phú, sông núi hòa quyện, âm dương cân đối, là nơi lý tưởng để thiên hạ nương thân, dựng nghiệp. Người hiểu phong thủy nơi đây, chẳng những làm chủ được vận mệnh, mà còn có thể chuyển nguy thành an, hung hóa cát, lưu danh muôn đời.
Đất trời vận hành tuần hoàn, người thuận theo địa khí mà thịnh vượng, xin hãy nhớ kỹ mà ứng dụng cho đời sống.
“Thủy sinh vạn vật, sơn trấn kỳ khí” – Đất trời Vĩnh Yên tựa bức tranh sơn thủy hữu tình, không chỉ là nơi cư ngụ của con người mà còn là vùng đất hội tụ long mạch. Trong cách cục phong thuỷ, các yếu tố núi non, sông hồ tại đây không đơn thuần mang giá trị tự nhiên, mà còn là biểu tượng sâu sắc của vận mệnh địa linh nhân kiệt.
-Thiện Vũ Long- / Huyền Quang